Mẹo chăm sóc xe ô tô cũ (xe độ)

Có một sự thật đối với người Philipin là họ xem chiếc xe ô tô của mình như người tình. Những chiếc xe ô tô cũ sau khi được làm mới thường được khoe với bạn bè giống như một cuộc thi tranh giải (Tại Việt Nam gọi là xe độ). Có người còn đi những quãng đường khá dài chỉ nhằm hoàn tất việc khoe xe. Nếu bạn là một người thích tự làm và có thể bỏ ra hàng giờ đồng hồ trước con xe, thì những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn gặt hái được những kết quả như thợ.

Cách nhanh nhất và dễ nhất để chiếc xe với nội thất sạch sẽ và vẻ ngoài lấp lánh là đem nó đến những gara chuyên nghiệp. Nhưng với tiền công giờ cho mỗi công việc thì đó quả là sự khuyến khích mạnh mẽ nhất để bạn học cách tự chăm sóc sao cho con xe của mình bảnh bao nhất. Bắt đầu đi nào! Bạn cần có nguồn nước ổn định, một miếng vải mềm, sạch (hoặc là một cái khăn lông hoặc bàn chải mềm) và một lượng nước (xà phòng) rửa xe đủ dùng. Nước rửa chén hoặc xà bông giặt đồ là thứ không nên dùng. Nó có chứa chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất bóng hoặc phai màu sơn. Nói nghe như quảng cáo, thật ra nước rủa xe được dùng để rửa sạch những vết bẩn của xe ô tô mà thôi chứ không phải để tẩy bụi bẩn trên quần áo hoặc dầu mỡ ở chén đĩa. Bạn có thể ghé các cửa hàng quen chuyên bán đồ chơi xe hơi hoặc ngay cả tiệm tạp hoá để mua loại nước chuyên dùng cho việc rửa xe.

 

Các chất gây ô nhiễm

Mục đích chính của nước rửa xe là tẩy sạch bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm. Tốt nhất là nên rửa xe một tuần một lần. Có thể bạn không biết, nhưng xe của bạn thường xuyên bị tấn công bởi các chất ô nhiễm như nhựa cây, suơng mù, nhựa đường, và “mìn” của các chú chim. Nếu những thứ này không được tẩy sạch đi ngay, nó có thể bám chặt vào lớp sơn tệ hơn nữa là làm rỗ lớp sơn. Nếu có thể, hãy đậu xe ở những chỗ mát, có bóng râm trước khi bắt đầu. Rửa xe dưới trời nắng có thể làm cho các bề mặt khô không đều, để lại cặn hoặc các vết sọc không mong muốn. Đầu tiên là phun đều nước lên toàn bộ thân xe để cho bụi bẩn bở ra. Rửa và dội nước từng phần một, từ trên mui xuống nhằm tránh những chỗ này khô quá nhanh và để lại các vết ố do nước gây ra. Chắc chắn rằng bạn lau nhẹ tay để chùi bụi bẩn. Mạnh tay quá có thể làm hỏng bề mặt sơn, để lại các vết xước. Phải nhớ giặt khăn liên tục để cho đất các không tích tụ trên khăn nhằm tránh cho bề mặt sơn bị xước. Xối nhiều nước để cuốn đất cát theo.

Xối nước lần cuối
Sau khi xối nước lần cuối, lau sạch nước còn đọng lại để ngừa các vết ố. Một chiếc khăn lông mềm mại hoặc là một miếng da cao cấp rất phù hợp với công đoạn này. Khăn hoặc miếng da phải thật sạch để không làm xước sơn, và lau nhẹ nhàng. Bạn có thấy rằng hai bánh xe trước – không phải lốp, mà là mâm – của hầu hết các xe trên đường đều bẩn hơn hai bánh sau của chính chiếc xe đó. Nguyên nhân là sự tích tụ của bụi sinh ra do má phanh đĩa, loại phanh thường được lắp ở bánh trước của hầu hết các loại xe ngày nay. Có một số sản phẩm dùng chăm sóc xe trên thị trường có tính năng tẩy bụi phanh. Hãy chọn cẩn thận và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ví dụ, loại bình xịt được dùng cho các mâm hợp kim cao cấp, có thể làm bong lớp sơn bảo vệ mâm nếu không rửa ngay. Và nếu dùng loại này cho các mâm có chụp bằng nhựa bị ăn mòn nghiêm trọng. Sau khi rửa xe và bánh xe, bạn sẽ muốn thêm một chút chú ý vào chi tiết. Một trong những cách dễ và hiệu quả nhất để cải thiện bề ngoài của xe là quét một lớp chất bảo vệ lên lốp xe. Rất nhiều chất bảo vệ lốp là dạng xịt và không cần phải lau khô. Những chất bảo vệ này có thể dùng được cho cao su đen và các nẹp vinyl bên ngoài xe. Việc cuối cùng là đánh bóng các nẹp mạ crôm bằng hoá chất chuyên dùng. Loại xi đánh bóng crôm có thể tẩy sạch các vết oxy hoá và đem lại sự long lanh của crôm

Khi nào cần đánh bát Ít nhất 97% số xe hơi ngày nay được xuất xưởng với một lớp phủ trong suốt. Lớp phủ trong suốt này chứa các chất ổn định, ngăn các tia cực tím và hấp thụ các tia cực tím nhằm làm cho lớp sơn của xe mới lâu hơn bằng cách ngăn chặn sự oxy hoá gây ra bởi ánh nắng, độ ẩm và các chất bẩn trong không khí. Nhưng lớp phủ trong suốt này cũng cần phải được để ý đến. Hầu hết các nhà sản xuất đề nghị bạn đánh bát con xe của mình 2 lần trong năm để bảo vệ và duy trì độ bóng cũng như màu sắc. Một vài gara đền nghị bạn nên đánh bát hàng tháng. Nhưng lý tưởng nhất, một chiếc xe nên được đánh bát từ 3 đến 4 lần trong năm nhằm tối đa hoá mức bảo vệ của lớp sáp. Đánh bát giúp tẩy sạch các vết oxy hoá và vết bẩ bám trên thân xe, trong khi tăng thêm một lớp bảo vệ sơn. Đánh bát cũng sẽ làm giàm hoặc mất hẳn các tổn thất trên thân xe như vết trầy xước hoặc các chất bẩn và làm cho sơn có độ bóng cao. Bôi sáp lên từng khoảnh nhỏ một bằng khăn lông mềm hoặc miếng mút xốp, nên xoa theo các vòng tròn liên tục. Đợi cho chỗ đã được bôi sáp khô thành lớp mờ trước khi đánh bằng vải mềm. Đánh theo cả hai hướng trong khi luôn đổi vị trí khăn. Nhớ giũ khăn cho kỹ để phần sáp thừa rơi ra. Khi hoàn tất, đánh lại toàn bộ xe một lần nữa, để ý kỹ đến các các mép hay thanh nẹp, khung cửa và các bộ phận bằng nhựa đúc là những chỗ mà sáp thừa hay tụ lại. Nếu lớp sơn đã bị hỏng, nó cần thêm một số thao tác với sự hỗ trợ của các chất liệu khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của các cửa hàng chuyên nghiệp, gara chuyên về sơn hoặc nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc xe trước khi sử dụng các vật liệu có chứa chất ăn mòn.

Nội thất
Bây giờ bạn đã hoàn tất cái phần mà bạn muốn khoe cho thiên hạ khi bạn lái xe ra đường, đến lúc bạn phải chải chuốt cái phần mà bạn nhìn thấy khi ngồi trên ghế lái. Hút bụi toàn bộ nội thât xe để dọn hết các chất bẩn khô. Và rất cẩn thận khi hút dưới gầm ghế –bạn có thể quên những thứ đã để dưới đó. Khăn vải không có xơ và nước sạch là dụng cụ chủ yếu để lau táp lô và ghế. Những miếng gạc bằng cotton rất có tác dụng để lau bụi trong các khe nhỏ. Đối với thảm, một bàn chải lông cứng, sạch là không thể thiếu. Với những chõ trải thảm, dùng một lượng nhỏ chất giặt thảm và một ít nước với bàn chải lông cứng. Một máy hút khô sẽ hút lượng nước còn đọng lại trong thảm. Một điều quan trọng là phải phải để thảm khô hoàn toàn trước khi đóng kín cửa xe. Đối với của sổ, tránh dùng các loại sản phẩm có chứa amoniac, bởi vi amoniac có thể làm hỏng các film màu dán mở mặt trong cửa sổ. Mặc dù lớp film này đã được đạt đúng vị trí của nó khi bạn mua xe, bạn có thể không nhận ra rằng đó là loại film cần bảo vệ. Nước sạch và khăn lông không xơ rất hiệu quả với của sổ. Cũng không nên dùng amoniac hay hoá chất mạnh để lau dây đai an toàn. Nó có thể làm giảm độ chịu lực của dây đai, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ bạn khi có tai nạn đâm va. Nếu bạn dùng một loại cất bảo vệ bề mặt táp-lô thì nhớ đừng để nó tạo ra những bề mặt bóng, những chỗ như vậy sẽ trực tiếp phản chiếu ánh sáng mặt trời gây nguy hiểm. Trong khi lau chùi xe, nhớ lau sach và khô các bộ phận quan trọng, không được trơn trượt. Ví dụ, đừng bôi các chất bảo vệ vào vô lăng hay các bàn đạp. Nếu bạn thực hiện các công việc nêu trên, thời gian mà bạn dành cho xe sẽ đem lại kết quả là bạn sẽ dễ dàng làm vệ sinh xe trong các lần tiếp theo với lịch trình một hoặc hai tuần một lần.

Nguồn:(theo otosaigon.com)